Báo cáo thị trường dầu nhớt Việt nam- Bài 16: 2022, ngoại truyện!

Báo cáo thị trường dầu nhớt Việt nam- Bài 16: 2022, ngoại truyện!

Ngày đăng: 01/07/2023 11:40 AM

    POSTED ON  BY ESKASINGAPORE

    05
    Feb

    Phân khúc Dầu công nghiệp.

    Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) cho rằng, áp lực từ lạm phát, cuộc khủng hoảng lương thực và năng lượng do chiến tranh và lãi suất cao đang đẩy kinh tế thế giới đến bờ vực suy thoái. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng cầu thế giới sụt giảm, đơn hàng sụt giảm. Trên thực tế, từ cuối năm 2022, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã phải đối mặt với tình trạng thiếu đơn hàng và ghi nhận tăng trưởng âm, trái với quy luật thường kỳ mọi năm.

    Nhà máy điện Long Phú, Sóc Trăng, nhìn từ Sông Hậu.

    Thống kê 14 doanh nghiệp bất động sản lớn được niêm yết trên sàn chứng khoán đến cuối năm 2022, tổng lượng tồn kho là hơn 272.210 tỷ đồng, tăng gần 5% so với quý trước và tăng hơn 26,4% so với cùng kỳ. Tồn kho toàn ngành thép tại thời điểm 31/12/2022 ước tính giảm khoảng 20.000 tỷ đồng so với cuối quý III/2022, xuống còn khoảng 66.000 tỷ đồng – mức thấp nhất trong vòng 7 quý trở lại đây. Mức giảm lượng tồn kho của ngành thép không phải do nhu cầu tiêu thụ thép tăng cao mà do các nhà máy giảm công xuất sản xuất như Formosa Hà Tĩnh hay Hòa Phát…

    Với công suất trên 107 triệu tấn, xuất khẩu đã trở thành kênh tiêu thụ lớn của ngành xi măng, nhưng hoạt động xuất khẩu ngày càng gặp nhiều rào cản do mỗi quốc gia có chính sách khác nhau. Năm 2022, xuất khẩu giảm mạnh. Thị trường nội địa chỉ hấp thụ được gần 60% sản lượng của ngành xi măng, trên 40% sản lượng còn lại đều phụ thuộc vào xuất khẩu. Về mảng tiêu thụ nội địa, năm 2022, giá vật liệu xây dựng tăng cao ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành của nhiều công trình công nghiệp và cả dân dụng nên lĩnh vực xây dựng phục hồi chậm vì thị trường bất động sản đang đóng băng vì nhiều yếu tố…

    Khó khăn của nền kinh tế Việt nam nằm trong chuỗi khó khăn chung của kinh tế thế giới vì nhu cầu sụt giảm và lạm phát cao. Trong đó có sự điều hành “phanh gấp” của chính sách tiền tệ Việt nam làm cho doanh nghiệp sản xuất thiếu vốn đầu tư nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thêm vào đó lãi suất cao là yếu tố làm suy kiệt nội lực của toàn bộ nền kinh tế tính trên phương diện tích luỹ vốn để tái đầu tư mở rộng sản xuất.

    Ngành dầu nhớt phục vụ trong phân khúc công nghiệp cũng ảnh hưởng theo sự biến động của ngành công nghiệp sản xuất Việt nam. Sự khó khăn của các lĩnh vực công nghiệp nặng như: xi măng, thép, xây dựng…ảnh hưởng đến mức tiêu thụ của ngành công nghiệp dầu nhớt. Tuy nhiên, vẫn còn điểm sáng trong ngành công nghiệp sản xuất gia công cơ khí, chế tạo. Đây vốn dĩ tập trung vào ngành công nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp FDI làm ô tô và xe máy như Honda, Yamaha,…khi tăng trưởng trong phân khúc ô tô và xe máy tại Việt nam vượt kỳ vọng.

    Phân khúc được chi phối bởi các tên tuổi trong ngành như Shell, TotalEnergies, Castrol,…trong đó có sự vượt trội của Shell sau nhiều năm tập trung mạnh trong phân khúc công nghiệp. Đây không phải là sân chơi cho “tay mơ” khi chất lượng ảnh hưởng rất nhiều đến thiết bị sử dụng. Đồng thời mức độ trung thành cao của khách hàng công nghiệp tạo sự liên kết bền bĩ giữa nhãn hiệu và người sử dụng. Một số sản phẩm đặc biệt trong phân khúc hẹp như dầu mỡ cho công nghiệp thực phẩm (food grade) hay các loại dầu đặc biệt cho ngành thép, xi măng thường được tiếp cận bởi các nhãn hiệu có chiều sâu về kỹ thuật như Houghton, Quaker và cả Eska Singapore,…

    Sự biến động giá nguyên liệu sản xuất mỡ lithium do thiếu hụt nguồn Lithium Hydroxide, được sử dụng nhiều cho pin xe điện, đẩy giá mỡ truyền thống gốc lithium tăng cao trong năm cũng ảnh hưởng một phần xáo trộn không nhỏ trong cơ cấu sản phẩm mỡ cung cấp cho các nhà máy công nghiệp. Sự chuyển đổi sang các loại mỡ có gốc kim loại hay phức, phi kim…khác cũng cần có thời gian. Yếu tố tồn tại sự hiện diện nhãn hiệu trong phân khúc mỡ công nghiệp đó chính là sự ổn định của nguồn nguyên liệu và cả tồn kho…Trong năm 2022, một số nhãn hiệu mỡ nhập khẩu từ Ấn độ, Hàn quốc, Trung quốc..biến động mạnh về giá, tuy nhu cầu không tăng, nhưng tình trạng thiếu hụt hàng hoá đã xảy ra.

    Năm 2022, là năm gặt hái thành quả của ngành công nghiệp viên nén năng lượng phục vụ xuất khẩu với kim ngạch lên đến 700 triệu USD, đạt gần 4,7 triệu tấn, tăng 35% về lượng và 81% về giá trị so với năm 2021. Hiện Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu viên nén lớn thứ hai trên thế giới. Dự báo, xuất khẩu viên nén Việt Nam sẽ đạt 1 tỷ USD vào năm 2023. Ngành sản xuất này tiêu tốn lượng mỡ sử dụng tương đối lớn so với các ngành công nghiệp khác. Một số sản phẩm được ưa chuộng lâu nay như mỡ phức Calcium Sulphonate, hay phức Lithium,..

    Chỉ số PMI (Purchasing Managers’ Index, Nhà Quản trị Mua hàng) tiếp tục dưới 50.

    “Ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục đối mặt với các điều kiện kinh doanh khó khăn trong tháng đầu của năm 2023. Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục giảm.

    Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng – Purchasing Managers’ Index (PMI) ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global đạt 47.4 điểm trong tháng 1, tăng so với mức 46.4 điểm trong tháng 12 nhưng vẫn cho thấy sức khỏe ngành sản xuất suy giảm mạnh. Các điều kiện hoạt động đã xấu đi hơn trong suốt ba tháng qua.

    Dữ liệu của tháng 1 cho thấy sản lượng ngành sản xuất tiếp tục giảm đáng kể, mặc dù đây là mức giảm nhẹ hơn một chút so với tháng 12. Số lượng đơn đặt hàng mới giảm thường là nguyên nhân dẫn đến giảm sản lượng, khi một số công ty cho biết khách hàng có đủ hàng hóa lưu kho và không cần mua hàng vào thời điểm hiện tại. Tổng số lượng đơn đặt hàng mới đã giảm tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 1 khi nhu cầu khách hàng vẫn yếu. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cải thiện, đặc biệt là khi số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã tăng lần đầu tiên trong ba tháng.

    Chi phí đầu vào tăng nhanh hơn khiến các nhà sản xuất phải tăng giá bán hàng vào tháng đầu năm sau khi đã cố gắng giảm vào hai tháng cuối của năm 2022. Giá bán hàng đã tăng nhẹ, và tốc độ tăng là nhanh nhất trong sáu tháng. Chi phí nguyên vật liệu, cùng với khối lượng công việc giảm đã khiến một số công ty tiếp tục giảm hoạt động mua hàng trong tháng 1.“ (Theo Vietstock).

    Ẩn số Trung Quốc, Nga.

    Kể từ 12/2022, Trung Quốc tuyên bố mở cửa sau thời gian 2 năm đóng cửa vì đại dịch Covid-19. Với thị trường gần 2 tỷ dân, nhu cầu đi lại của Trung Quốc có đẩy giá nhiên liệu tăng cao như sau khi thế giới mở cửa sau Covid-19 năm 2021? Trung Quốc tiếp tục tìm kiếm đơn hàng để sản xuất và xuất khẩu trên toàn thế giới do đó sẽ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp sản xuất tại Việt nam như thép, cơ khí chế tạo, nhựa, cao su…khi có sự cạnh tranh trực tiếp một số thị trường ở Châu Âu, và Châu Á.

    Giá nhiên liệu sẽ tiếp tục tăng? Nhưng trong biên độ nhỏ vì kinh tế toàn cầu đang suy thoái, kể cả kinh tế Trung quốc cũng tăng trưởng chậm lại. Hàng hoá cơ bản có thể dư thừa khi năng lực sản xuất cao hơn tiêu thụ cũng có thể kiểm soát được giá cả trong năm 2023. Giá dầu gốc và phụ gia cũng vậy. Nhưng biết đâu được khi cuộc chiến tranh của Nga và Uraine vẫn còn đó, khi thế giới đang dường như đẩy Nga vào sự kiệt quệ của chiến tranh thì sự “độc tài” của cá nhân nào đó cũng có thể làm bùng phát tình trạng hỗn loạn trên toàn cầu. Không ai biết được trước điều gì khi thế giới ít có cơ hội kiểm soát được sự tồn tại thông qua một nút bấm.!

    Chia sẻ: